• 6 cách để “lên dây cót” tinh thần trong thời điểm đầu năm học

    6 cách để “lên dây cót” tinh thần trong thời điểm đầu năm học

  • Mấy lời khuyên sinh viên y khoa

    Mấy lời khuyên sinh viên y khoa

  • Đôi dòng về chuyên ngành y khoa (của một sinh viên y đang trước ngưỡng chọn chuyên ngành)

    Đôi dòng về chuyên ngành y khoa (của một sinh viên y đang trước ngưỡng chọn chuyên ngành)

  • Những sinh viên Việt có tiếng tại Harvard

    Những sinh viên Việt có tiếng tại Harvard

  •  Trường Cao đẳng Y tế Phú Thọ không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo

    Trường Cao đẳng Y tế Phú Thọ không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo

Bộ sưu tập
256008
  • Tài liệu số: 2255
  • Tổng lượt truy cập: 256008
  • Hôm nay: 62
  • Hôm qua: 418
  • Tuần này: 797
  • Tuần trước: 1450
  • Tháng này: 2508
  • Tháng trước: 3308

Lịch phục vụ

Tin tức sinh viên

Đôi dòng về chuyên ngành y khoa (của một sinh viên y đang trước ngưỡng chọn chuyên ngành)
           Là một sinh viên chưa sắp ra trường, nhưng hẳn ai cũng luôn đã tự định hình hướng đi của mình sau này ngay từ khi bước vào giai đoạn “nửa sau” của những năm đại học (từ năm 4 trở đi, sinh viên y khoa đào tạo 6 năm). Nếu như bạn ưa thích ngành đó, nếu bạn đang học ngành không thích mà vẫn định hướng mình sẽ phải sống với ngành đó, bạn cũng phải chọn cho mình hướng đi sau này.
            Vào học Y, dĩ nhiên không hẳn là bạn thích Y. 1/3 sinh viên vào học Y là vì gia đình mong muốn. 10% sinh viên Y ra trường làm trái ngành (có lẽ là thấp nhất trong tất cả các ngành, nhưng nếu bạn hiểu được công sức đã bỏ ra để học Y nhiều đến mức nào thì cũng hiểu được, đây là lựa chọn rất đáng tiếc).
             Bạn tôi tham gia trao đổi giữa các trường đại học Y Khoa với bên Úc, đi về nói rằng, một trong những nguyên nhân mà người ta muốn sinh viên phải đến tuổi 20, 22 mới xác định có đi theo ngành Y hay không (ở bên Mỹ phải theo học tốt nghiệp cử nhân về các lĩnh vực hóa sinh mới được xét tuyển theo học ngành Y) là để cho họ cân nhắc có sự lựa chọn chắc chắn về ngành Y, để không phải rơi vào hối tiếc, cảm thấy muốn bỏ nghề như bây giờ. Nhưng Đức, Nhật cũng đào tạo Y Khoa 6 năm, Trung Quốc còn thấp hơn Việt Nam: 5 năm, vậy thì không lẽ những quốc gia này cũng có tình trạng sinh viên lầm lỡ như Việt Nam mình. Ngoài Trung Quốc ra, tôi nghĩ 2 nước còn lại thì không.
              Nhưng thôi tạm dừng nói về chuyện Y Khoa nói chung đi, bây giờ hãy nói về chuyện chuyên ngành trong Y Khoa.
Y Khoa có nhiều ngành với 4 chuyên ngành chính là Nội, Ngoại, Sản, Nhi. Đó cũng là các môn được học nhiều nhất trong trường đại học và khi tốt nghiệp ra trường sinh viên có khả năng và bắt kịp các chuyên ngành này nhất. Các chuyên ngành còn lại học kiểu “cưỡi ngựa xem hoa” và khi ra trường muốn theo đuổi phải học thêm (ví dụ như Gây Mê Hồi Sức, Ung Bướu chỉ được thực tập… 2 tuần!)
              Do đó, sinh viên ra trường vẫn có xu hướng chọn trong 4 ngành này hơn. Trong 4 ngành này, Sản được xem là cái mỏ vàng. Nhi cũng “tiềm năng” kiếm tiền lớn (với tâm lý người ta sẽ không tiết tiền để chi những gì tốt nhất cho con mình, cứ xem quảng cáo sữa giá cao ngất trời mà vẫn bán đắt như tôm tươi thì biết). Ngoại phải đào tạo lâu, yêu cầu nhiều sức (về cả thể chất và tinh thần), trực nặng nề, kiện tụng nhiều… làm người theo toàn chủ yếu “nam to cao”. Còn lại Nội khoa, 4 phân môn của Nội là Tim Mạch, Tiêu Hóa, Thận, Hô Hấp, Tim Mạch “trỗi dậy” như một công cụ kiếm tiền lớn nhất. Một phần vì bệnh tim mạch hiện nay rất nhiều, phần khác là do đối tượng bị bệnh tim mạch thường là có dư dả, và do đó làm phòng mạch kiếm tiền đến mức “phải đếm bằng máy đếm tiền” mới xuể.
            Nói theo lời một người bạn: “Mấy bệnh tim mạch toàn xảy ra đối tượng giàu sang, ăn nhậu nhiều đến béo phì, dù sao thì kiếm tiền trên kẻ giàu cũng đỡ áy náy hơn người nghèo.” Điều tương tư cũng thuộc về Tiêu Hóa với các bệnh gan mật. Vậy là Hô Hấp choáng váng đôi chút với mấy bệnh lao, COPD dành cho những người ở môi trường không khí ô nhiễm, dơ bẩn. Thận “khóc ròng” vì bệnh nhân Thận rất nghèo, mà bệnh nhân có giàu cũng sẽ thành nghèo, vì bệnh thận có thể biến kẻ giàu thành kẻ nghèo trong thời gian ngắn, cứ thử vô bệnh viện hỏi thăm những người bị suy thận mạn, những bệnh nhân phải chạy thận mà xem.
Vậy là sau này nếu bạn gặp trường hợp bị bác sĩ “nhũng nhiễu”, hãy thử xem xem mình đang bị bệnh gì? Nếu bạn bị bệnh Thận hay Nhiễm, có lẽ bạn nên thông cảm với họ chăng? Vì họ phải khó khăn để duy trì cái cán cân “cơm áo gạo tiền”? (mà trên thế giới, những ngành này cũng thuộc những ngày trả lương thấp nhất, nhưng vì lương bác sĩ bên nước ngoài vốn đã cao nên cho dù có “thấp” bên họ cũng dư sức chi trả cuộc sống, là mức lương mơ ước ở Việt Nam) Nhưng chắc bạn cũng khó gặp những đối tượng này lắm, vì những người theo chuyên khoa này phải có một lòng yêu nghề rất lớn, và tâm hồn thật thanh thản, y đức thật vững vàng để có thể thương yêu hết lòng bệnh nhân mà không cần trả lại, dù cho cuộc sống còn khó khăn.
             Còn nếu bạn là sinh viên Y, thấy bạn bè chọn Sản, Nội Tim Mạch nhiều quá, vì yêu thích (phần ít) vì muốn kiếm tiền (phần nhiều); hãy cân nhắc lựa chọn dựa trên yêu thích và năng lực của mình. Nếu bạn vẫn quyết định chọn vì mong muốn kiếm được tiền nhiều, thì cứ chọn đi, và hãy cố học tập cho tốt, nó sẽ giúp cho cả bệnh nhân và cho bạn. Nhưng nếu sau này bạn rơi vào tuyệt vọng và chán nản vì chọn sai sự yêu thích của mình, cảm thấy bế tắc, thì tôi mong bạn đau khổ thật nhiều, chua chát thật nhiều, vì thứ bạn đã đánh mất chính là bản ngã của mình.
              Còn nếu chuyện gì xảy ra khiến Tim Mạch rơi xuống và một số ngành khác vượt lên “kiếm tiền nhiều hơn”, ví dụ như nạn dịch nào đó xảy ra kiến Nhiễm lên ngôi, mà bạn vì yêu thích mới vào Tim Mạch, vì hãy vui sướng và tự hào đi. Bạn biết rõ bạn là ai và phải làm gì mà!
 
Ice Mask
Nguồn tin: triethocduongpho.com