• 6 cách để “lên dây cót” tinh thần trong thời điểm đầu năm học

    6 cách để “lên dây cót” tinh thần trong thời điểm đầu năm học

  • Mấy lời khuyên sinh viên y khoa

    Mấy lời khuyên sinh viên y khoa

  • Đôi dòng về chuyên ngành y khoa (của một sinh viên y đang trước ngưỡng chọn chuyên ngành)

    Đôi dòng về chuyên ngành y khoa (của một sinh viên y đang trước ngưỡng chọn chuyên ngành)

  • Những sinh viên Việt có tiếng tại Harvard

    Những sinh viên Việt có tiếng tại Harvard

  •  Trường Cao đẳng Y tế Phú Thọ không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo

    Trường Cao đẳng Y tế Phú Thọ không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo

Bộ sưu tập
247556
  • Tài liệu số: 2138
  • Tổng lượt truy cập: 247556
  • Hôm nay: 4
  • Hôm qua: 71
  • Tuần này: 169
  • Tuần trước: 154
  • Tháng này: 602
  • Tháng trước: 1774

Lịch phục vụ

Tin tức y khoa

LÀM GÌ ĐỂ PHÒNG CHỐNG BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT, BẢO VỆ CON BẠN HIỆU QUẢ?

Tình Hình Bệnh Sốt Xuất Huyết Hiện Nay Như Thế Nào?

Theo số liệu thống kê, bên cạnh Covid-19 thì Sốt xuất huyết đang là căn bệnh đáng lo ngại. Chỉ tính từ đầu năm tới đây, cả nước có hơn 50.000 trường hợp mắc sốt xuất huyết, trong đó có 18 ca tử vong. Số ca tử vong do sốt xuất huyết tập trung tại các tỉnh phía Nam: Bình Phước, TP HCM, Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu, Phú Yên, Sóc Trăng, Tây Ninh, Bình Thuận.

Nhiều trường hợp nhập viện chậm trễ do lo sợ Covid-19, e ngại đi khám ở bệnh viện khiến bệnh trở nặng.

Vào những tháng cuối năm là thời điểm thuận lợi để muỗi vằn Aedes - trung gian truyền bệnh sốt xuất huyết phát triển. Hiện nay, thành phố Hồ Chí Minh đang vào cao điểm của mùa sốt xuất huyết hàng năm. Vì vậy mỗi chúng ta phải biết các biện pháp phòng chống dịch hiệu quả để tránh nguy cơ bùng phát dịch Sốt xuất huyết.

sot_xuat_huyet-01

Bệnh Sốt Xuất Huyết Lây Lan Như Thế Nào?

Bệnh sốt xuất huyết lây từ người bệnh sang người lành qua trung gian muỗi vằn Aedes. Thời tiết nắng nóng liên tục kéo dài xen lẫn các đợt mưa bất chợt, thuận lợi cho sự phát sinh lăng quăng, muỗi, tăng nguy cơ lây lan bệnh sốt xuất huyết. Do đó, số ca mắc sốt xuất huyết có khả năng tiếp tục tăng mạnh trong thời gian tới nếu chúng ta không thực hiện các biện pháp phòng ngừa.

Vậy Chúng Ta Phải Làm Gì?

Mỗi người dân, mỗi gia đình, mỗi cơ quan, công sở hãy chung tay thực hiện các biện pháp phòng bệnh sốt xuất huyết:

1. Không cho muỗi ở và sinh sống:

- Dọn dẹp nhà cửa gọn gàng, thông thoáng, không để bụi rậm quanh nhà

- Sử dụng vợt diệt muỗi, bình xịt muỗi, đốt nhang muỗi.

- Mở cửa cho các cộng tác viên y tế phun hóa chất diệt muỗi bên trong nhà khi có dịch bệnh hay chương trình y tế công cộng.

2. Diệt lăng quăng:

- Không để đọng nước làm phát sinh lăng quăng

- Cọ rửa và thay nước lọ hoa, chén nước cúng hàng ngày.

- Súc rửa hồ, phuy, lu, xô chứa nước trước khi thay nước mới.

- Lật úp các xô, chậu,…khi không dùng đến.

- Dọn dẹp vật phế thải và nơi đọng nước quanh nhà

- Thả cá bảy màu vào dụng cụ chứa nước lớn như hồ nuôi cá cảnh.

3. Không cho muỗi chích.

- Ngủ mùng kể cả ban ngày

- Không ngồi chỗ tối lờ mờ.

- Mặc quần dài, áo tay dài, mang vớ.

- Dùng kem thoa xua muỗi.

4. Phát hiện bệnh sớm:

- Khi có biểu hiện sốt cao đột ngột, nhức đầu, đau cơ, đau khớp, chán ăn, buồn nôn, nôn,…đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám chẩn đoán bệnh.

5. Nhận biết dấu hiệu nặng để nhập viện ngay:

Đối với người bệnh sốt xuất huyết được hướng dẫn theo dõi sức khỏe tại nhà cần chú ý theo dõi những dấu hiệu trở nặng(thường từ ngày thứ ba, thứ tư của bệnh):

- Lừ đừ, bồn chồn, vật vã, li bì

- Lạnh tay chân, thường là vào ngày thứ 4, thứ 5 của bệnh, nhất là khi trẻ vừa hết sốt.

- Nôn ói nhiều

- Đau bụng liên tục

- Chảy máu bất thường: chảy máu mũi, chảy máu chân răng, rong kinh rong huyết, ói ra máu, tiêu phân đen.

Khi gặp những dấu hiệu trên, nhất là trẻ em, phải đưa đến cơ sở y tế ngay để được chăm sóc và điều trị kịp thời.

Mong tất cả chúng ta ai cũng có ý thức chung tay phòng chống sốt xuất huyết để bảo vệ sức khỏe toàn dân, đặc biệt là trẻ em thân yêu.
 

Nguồn tin: http://bvtamtrisaigon.com.vn/