• 6 cách để “lên dây cót” tinh thần trong thời điểm đầu năm học

    6 cách để “lên dây cót” tinh thần trong thời điểm đầu năm học

  • Mấy lời khuyên sinh viên y khoa

    Mấy lời khuyên sinh viên y khoa

  • Đôi dòng về chuyên ngành y khoa (của một sinh viên y đang trước ngưỡng chọn chuyên ngành)

    Đôi dòng về chuyên ngành y khoa (của một sinh viên y đang trước ngưỡng chọn chuyên ngành)

  • Những sinh viên Việt có tiếng tại Harvard

    Những sinh viên Việt có tiếng tại Harvard

  •  Trường Cao đẳng Y tế Phú Thọ không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo

    Trường Cao đẳng Y tế Phú Thọ không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo

Bộ sưu tập
239741
  • Tài liệu số: 2071
  • Tổng lượt truy cập: 239741
  • Hôm nay: 4
  • Hôm qua: 21
  • Tuần này: 135
  • Tuần trước: 246
  • Tháng này: 763
  • Tháng trước: 1168

Lịch phục vụ

Tin tức y khoa

Bệnh lõm ngực bẩm sinh, giải pháp giành cho các bậc cha mẹ

Lõm ngực là một căn bệnh bẩm sinh ở trẻ nhỏ, gây ảnh hưởng đến sức khỏe, hệ thống tim mạch... Vậy, giải pháp nào ưu việt nhất để điều trị căn bệnh này? Chúng ta hãy cùng các chuyên gia nghiên cứu vấn đề này.

Theo ghi nhận của BS Đặng Khải Minh - Khoa chấn thương chỉnh hình BV Nhi đồng 1, trước đây mỗi năm bệnh viện chỉ tiếp nhận điều trị 8 ca về bệnh lõm ngực. Tuy nhiên, gần đây số lượng bệnh nhân tăng lên đột biến - 150 ca/năm.

Lõm ngực bẩm sinh ảnh hưởng đến sức khỏe như thế nào?

Bệnh lý lõm ngực là bệnh bẩm sinh và chưa tìm được nguyên nhân gây bệnh. Trung bình cứ 1.000 trẻ sinh ra có 2 - 3 trẻ bị biến dạng ngực (lồi hoặc lõm). Theo thống kê, đa phần bệnh nhân và trẻ em bị dị tật đều là nam giới. Tỉ lệ nam giới trong bệnh là 75%, trong khi đó, tỉ lệ nữ giới chỉ khoảng 25%.

Khi trẻ bị lõm ngực, tim sẽ bị đẩy ra khỏi vị trí bình thường, có thể lệch trái, lệch phải hoặc bị ép ở chính giữa, gây thiếu hụt khối lượng máu tuần hoàn và hoạt động phát nhịp tim có thể bị nhanh lên hoặc chậm đi bất thường.

Dị tật lõm ngực cũng khiến thể tích lồng ngực bị giảm rất lớn làm phổi không thể giãn ra được dẫn đến chức năng hô hấp không đảm bảo.

Ngoài ra, bệnh lõm ngực bẩm sinh còn gây biến dạng về mặt thẩm mỹ, các hệ lụy đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ sau này. Đặc biệt, tâm lý mặc cảm với hình thức dị dạng khi trẻ lớn cũng gây ảnh hưởng không nhỏ đến tâm sinh lý của trẻ như thiếu tự tin, chậm phát triển.

Lời khuyên của chuyên gia

BS Lê Hữu Phúc - Phụ trách Khoa Chấn thương chỉnh hình BV Nhi Đồng 1 cho biết thông thường trẻ mới sinh ra đã phát hiện ngực bị lõm, tuy nhiên cũng có khi đến 3 - 4 tuổi, thậm chí 13 tuổi mới nhận ra.

Đối với trẻ từ 3 - 4 tuổi các bác sĩ thường không can thiệp phẫu thuật nếu nhận thấy không quá nặng, mà chỉ cần theo dõi. Do đó, phụ huynh cần cho trẻ tập những động tác thể dục tăng hô hấp, nhất là đi bơi. Thời gian, phẫu thuật tốt nhất cho trẻ là ở tuổi từ 7 - 12 với phương pháp phẫu thuật đặt thanh nâng ngực để nắn xương phát triển theo hướng mới.

Sau 2 đến 3 năm sau phẫu thuật sẽ mổ lại để lấy thanh nâng ngực ra. BS Phúc chia sẻ "Khi xương phát triển cứng, chắc thì trở lại bệnh viện để mổ lấy thanh nâng ngực ra. Khoảng thời gian chờ thường kéo dài khoảng từ 2 đến 3 năm tùy tình trạng phát triển của xương".
 

Nguồn tin: benh.vn