• 6 cách để “lên dây cót” tinh thần trong thời điểm đầu năm học

    6 cách để “lên dây cót” tinh thần trong thời điểm đầu năm học

  • Mấy lời khuyên sinh viên y khoa

    Mấy lời khuyên sinh viên y khoa

  • Đôi dòng về chuyên ngành y khoa (của một sinh viên y đang trước ngưỡng chọn chuyên ngành)

    Đôi dòng về chuyên ngành y khoa (của một sinh viên y đang trước ngưỡng chọn chuyên ngành)

  • Những sinh viên Việt có tiếng tại Harvard

    Những sinh viên Việt có tiếng tại Harvard

  •  Trường Cao đẳng Y tế Phú Thọ không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo

    Trường Cao đẳng Y tế Phú Thọ không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo

Bộ sưu tập
239729
  • Tài liệu số: 2071
  • Tổng lượt truy cập: 239729
  • Hôm nay: 13
  • Hôm qua: 23
  • Tuần này: 123
  • Tuần trước: 246
  • Tháng này: 751
  • Tháng trước: 1168

Lịch phục vụ

Tin tức y khoa

Bệnh nhân 11 tuổi người Mỹ được cấy ghép tim nhân tạo
Với nỗ lực giảm thiểu đau đớn, mệt mỏi cho bệnh nhân mắc bênh tim và giúp kéo dài thời gian chờ đợi trái tim từ người hiến tạng. Vừa qua, một cậu bé 11 tuổi ở Mỹ, mắc bệnh tim bẩm sinh đã trở thành người trẻ tuổi nhất được ghép thiết bị tim nhân tạo sau ca phẫu thuật ngày 1/12/2016.
Cậu bé Jaheim Whigham, từ Aurora, bang Illinois, sinh ra với một khuyết tật tim bẩm sinh được gọi là hội chứng giảm sản tim trái. Điều đó có nghĩa rằng khi đang là một bào thai, phía bên trái của tim cậu bé đã không hình thành hoàn thiện dẫn đến việc bơm máu cho cơ thể diễn ra không tốt.
Khi Jaheim lên 7, cha mẹ đưa cậu đi cấy ghép tim. Tuy nhiên thời gian gần đây, các bác sĩ phát hiện cơ thể cậu đang có dấu hiệu chối bỏ trái tim cấy ghép (lúc này Jaheim đã 11 tuổi). Sau đó, thận Jaheim bắt đầu yếu đi.Theo giõi sức khỏe cho bệnh nhi, các bác sĩ khoa tim mạch thuộc Bệnh viện Ann & Robert Lurie Children's Hospital (Mỹ) đã nói với bố mẹ Jaheim về một lựa chọn mới được gọi là Syncardia.
Sức khỏe của Jaheim Whigham tiến triển tốt và cậu rất muốn trở về nhà. Ảnh: Jan Terry/Lurie Children's.
SynCardia là thiết bị tim nhân tạo (TAH-t) có thể cấy ghép vào lồng ngực bệnh nhân để duy trì hoạt động bơm máu cho cơ thể, trong khi chờ đợi được cấy ghép tim từ người hiến tặng. Hai ống nhỏ từ thiết bị này kết nối với một nguồn cung cấp điện bên ngoài được gọi là một trình điều khiển và được đặt trong một chiếc balo nhỏ có thể đeo sau lưng người bệnh. Các bác sĩ cũng lựa chọn một thiết bị TAH-t có kích thước dành cho phụ nữ để có thể đặt vừa trong ngực Jaheim.
Ca phẫu thuật kéo dài 15 tiếng vào ngày 1/12/2016 đã thành công tốt đẹp và Jaheim đã trở thành người trẻ tuổi nhất trong 40 người đầu tiên trên thế giới được cấy ghép thiết bị mới.
Tiến sĩ Carl Backer, người đứng đầu nhóm phẫu thuật chia sẻ các thủ thuật gặp một chút khó khăn lúc đầu, nhưng cho đến nay, sức khỏe cậu bé đã phục hồi tốt. Hiện, cậu bé đã có thể tự thở, đi bộ xung quanh.
Ông Michael, bố Jaheim vui mừng cho biết khi được bệnh viện nói về phương pháp mới, gia đình ông đã đồng ý thực hiện và các bác sĩ đã tiến hành cấy ghép nhanh chóng “Chúng tôi rất hạnh phúc khi nhìn thấy Jaheim có thể trở lại với cuộc sống của mình”. Như vậy, Jaheim sẽ sử dụng thiết bị tạm thời này trong thời gian từ 6-9 tháng để chờ đợi được ghép trái tim mới.
Hiện, cấy ghép tim nhân tạo được coi là biện pháp tạm thời cho bệnh nhân trong khi chờ đợi trái tim đến từ người hiến tạng.

 
Nguồn tin: Benh.vn