• 6 cách để “lên dây cót” tinh thần trong thời điểm đầu năm học

    6 cách để “lên dây cót” tinh thần trong thời điểm đầu năm học

  • Mấy lời khuyên sinh viên y khoa

    Mấy lời khuyên sinh viên y khoa

  • Đôi dòng về chuyên ngành y khoa (của một sinh viên y đang trước ngưỡng chọn chuyên ngành)

    Đôi dòng về chuyên ngành y khoa (của một sinh viên y đang trước ngưỡng chọn chuyên ngành)

  • Những sinh viên Việt có tiếng tại Harvard

    Những sinh viên Việt có tiếng tại Harvard

  •  Trường Cao đẳng Y tế Phú Thọ không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo

    Trường Cao đẳng Y tế Phú Thọ không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo

Bộ sưu tập
239559
  • Tài liệu số: 2071
  • Tổng lượt truy cập: 239559
  • Hôm nay: 0
  • Hôm qua: 139
  • Tuần này: 223
  • Tuần trước: 148
  • Tháng này: 581
  • Tháng trước: 1168

Lịch phục vụ

Tin tức y khoa

Dấu hiệu của bệnh khi đổ mồ hôi nhiều

Đổ mồ hôi nhiều có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý nguy hiểm. Hãy cùng điểm qua 7 căn bệnh có thể mắc phải nếu bạn thường xuyên đổ mồ hôi nhiều!

Cô gái bị đổ mồ hôi nhiều

1. Bệnh tiểu đường

Bệnh tiểu đường có thể làm tổn hại đến hệ thần kinh. Có thể thấy rõ điều này ở nửa thân dưới của người bệnh. Trong khi nửa thân trên của bệnh nhân ra nhiều mồ hôi thì nửa thân dưới hầu như ra rất ít, nghiêm trọng hơn còn có thể bị tắc tuyên mồ hôi. Những người mắc bệnh tiểu đường thường xuyên có cảm giác đổ mồ hôi. Thậm chí, có những trường hợp, cứ ăn vào, là đổ mồ hôi khắp mặt. Hiện tượng, ra nhiều mồ hôi mặc dù không nguy hại lớn đến sức khoẻ của con người, nhưng cũng không gây không ít khó khăn trong sinh hoạt. Vì thế những bệnh nhân tiểu đường nên tích cực hạn chế lượng đường trong máu, sử dụng các thuốc hỗn hợp thần kinh và tuần hoàn não theo chỉ dẫn của bác sỹ, để có những hiệu quả tốt nhất.

2. Lượng đường trong máu thấp

Tuyến mồ hôi chịu sự điều khiển trực tiếp từ hệ thần kinh, lượng đường trong máu thấp sẽ tác động nhiều hơn đến các dây thần kinh, do vậy mồ hôi cũng ra nhiều hơn. Ngoài biểu hiện trên, người bệnh còn có một số triệu chứng như tim đập loạn, run tay, chóng mặt…nặng hơn có thể bị mất ý thức, thậm chí hôn mê. Chuẩn đoán để xác định lượng đường trong máu không khó, chỉ cần đến xét nghiệm ở các cơ sở y tế đảm bảo, uy tín, chất lượng. Nếu bệnh nhẹ, chỉ cần ăn nhiều thức ăn chứa hợp chất hydrat cacbon, bệnh sẽ tự thuyên giảm. Còn trong các trường hợp nghiêm trọng hơn cần làm theo sự chỉ dẫn của bác sĩ.

3. Tiền mãn kinh

Bệnh thường xuất hiện ở những phụ nữ sau khi sinh trong độ tuổi từ 45-55 và thường xảy ra ở giữa kỳ kinh nguyệt. Khi mắc bệnh, bệnh nhân rất dễ cảm thấy bị strees, lo âu, mất ngủ, da mẩn đỏ.

4. Bệnh béo phì

Những người mắc bệnh béo phì thường dễ đổ mồ hôi hơn nững người có cân nặng trung bình. Quá trình ra mồ hôi này có liên quan đến thần kinh cảm giác. Để làm giảm triệu chứng đổ mồ hôi nhiều, các bệnh nhân béo phì nên lựa chọn cho mình một chế độ giảm cân thích hợp.

5. U tế bào ưa crôm

Đây là triệu chứng ít gặp và chỉ xuất hiện ở độ tuổi thành niên, khối u này sẽ tiết ra các adrenalin và noradrenalin, kích thích cơ thể tiết ra mồ hôi. Những người bị u tế bào ưa crôm ngoài biểu hiện đổ mồ hôi nhiều, còn có các triệu chứng khác như cao huyết áp, hồi hộp…

6. Suy tim

Đau tim, suy tim cũng kích thích đến các đây thần kinh cảm giác, đẫn đến việc ra nhiều mồ hôi, tụt huyết áp… Đặc trưng của tình trạng bệnh lý này là đổ mồ hôi nhiều kèm theo cơn đau tim, trụy tim mạch.

7. Bệnh lao

Các bác sĩ đã phát hiện ra rằng, những bệnh nhân lao, ban đêm khi ngủ thường ra nhiều mồ hôi hơn những người bình thường. Đổ mồ hôi là triệu chứng của nhiều bệnh, do đó khi thấy mình có mồ hôi nhiều kèm theo có một trong những biểu hiện của các bệnh trên thì nên khám ở các cơ sở y tế để được tư vấn và có cách điều trị thích hợp, kịp thời. Nguyên tắc điều trị cơ bản nhất khi bạn bị ra mồ hôi nhiều là phải uống thật nhiều nước để bù lại lượng nước đã thoát ra. Điều này không chỉ giúp bạn ngăn ngừa những nguy cơ rối loạn điện giải khi thiếu nước, mà còn giữ cơ thể mát mẻ.

Nguồn tin: Benh.vn