• 6 cách để “lên dây cót” tinh thần trong thời điểm đầu năm học

    6 cách để “lên dây cót” tinh thần trong thời điểm đầu năm học

  • Mấy lời khuyên sinh viên y khoa

    Mấy lời khuyên sinh viên y khoa

  • Đôi dòng về chuyên ngành y khoa (của một sinh viên y đang trước ngưỡng chọn chuyên ngành)

    Đôi dòng về chuyên ngành y khoa (của một sinh viên y đang trước ngưỡng chọn chuyên ngành)

  • Những sinh viên Việt có tiếng tại Harvard

    Những sinh viên Việt có tiếng tại Harvard

  •  Trường Cao đẳng Y tế Phú Thọ không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo

    Trường Cao đẳng Y tế Phú Thọ không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo

Bộ sưu tập
239707
  • Tài liệu số: 2071
  • Tổng lượt truy cập: 239707
  • Hôm nay: 14
  • Hôm qua: 31
  • Tuần này: 101
  • Tuần trước: 246
  • Tháng này: 729
  • Tháng trước: 1168

Lịch phục vụ

Tin tức sinh viên

Mách cách ôn thi hiệu quả dành cho sinh viên

Điều cần làm không phải là việc thoát khỏi kỳ thi. Thay vào đó, sinh viên cần nỗ lực để giảm mức độ áp lực mình đang đối mặt. Vì vậy, trước khi có một cuộc cách mạng trong hệ thống giáo dục, sinh viên phải tự trang bị cho mình những kỹ năng và kinh nghiệm học thi hiệu quả.

Kourosh Houshmand, sinh viên năm tư trường Cao đẳng Trinity thuộc Đại học Toronto, người được vinh danh trong danh sách 20 người trẻ dưới 20 tuổi ở Canada năm 2014, đưa ra một số lời khuyên cho sinh viên trong mùa thi.  

Đừng để người khác làm bạn thêm áp lực

Đừng để bản thân bị bao quanh bởi những người liên tục nhắc bạn về những công việc chưa hoàn thành. Việc liên tục bị nhắc nhở sẽ làm bạn cảm thấy mình chưa học hay làm được gì. Bạn sẽ chỉ mải bận tâm xem mình đã học được bao nhiêu thay vì việc tập trung vào cách thức và những gì cần học. Nó trở thành một vòng luẩn quẩn. 

Đừng đánh giá thấp nỗ lực bản thân

Không nên đánh giá cao khả năng của bản thân trong việc học khối lượng kiến thức lớn với lượng thời gian nhất định, nhưng cũng đừng đánh giá thấp nó. Có những thứ bạn nghĩ sẽ mất một tuần để học nhưng có thể chỉ mất một ngày học thật tập trung và hiệu quả.

Điểm mấu chốt ở đây là “hiệu quả làm việc”. Đây không phải là ý tưởng đột phá nhưng nó giúp bạn đánh giá chính xác khả năng của bản thân. Để hoàn thành tốt việc ôn thi, việc khó khăn là xác định và sắp xếp để thời gian học có thể rút ngắn.

Phân bổ 80/20

Hãy phân bổ sức lực bản thân một cách hợp lý. Bạn nên tập trung 80% nỗ lực của mình vào 20% kiến thức, khái niệm, chủ để, nội dung học thi quan trọng nhất và chỉ dành 20% nỗ lực vào 80% còn lại của nội dung ôn tập. Học thi cũng cần có chiến lược.

Không nên thay đổi thói quen quá nhiều

Điều cuối cùng bạn muốn làm là thay đổi thói quen hàng ngày của bản thân. Nếu bạn thường đi chơi với bạn bè vào cuối tuần, đừng để kỳ thi biến bạn thành một con cua suốt ngày trong hang. Thay đổi thói quen dễ làm cho bạn bị hoang mang trong kỳ thi. Hãy bình tĩnh, thư giản và tự chủ.

Tất nhiên, có những trường hợp bạn cần lựa chọn thay đổi thời gian biểu của bản thân để dành cho việc học. Ví dụ, nếu bạn là người lười nhác trong cả một kỳ học, việc thức đêm ôn thi là không tránh khỏi mặc dù việc này không đảm bảo bạn có thể học hết kiến thức cần thiết. Nên nhớ rằng, việc duy trì giấc ngủ đêm hay tham gia các cuộc vui cuối tuần cùng bạn bè không dành cho những người lười.

Đừng giả vờ học

Lượng thời gian bạn dành cho việc học có thể không hợp lý, đôi khi còn phản tác dụng. Giả vờ học sẽ làm bạn không xác định được chính xác đã học được những gì. Điều này còn tồi tệ hơn việc bạn biết còn bao nhiêu kiến thức chưa học. Đừng cố học nếu bạn không thể tập trung, tâm trí đang đi lang thang đâu đó. 

Hoàn toàn bình thường nếu bạn không thể học được ngay lúc này. Hãy nghỉ một chút bởi vì sau đó bạn không chỉ biết được mình còn cần học bao nhiêu nữa mà còn cảm thấy sảng khoái, tràn đầy năng lượng. Còn nếu bạn đang định đến thư viện để xem video trên Youtube thì hãy dừng ngay lại.