• 6 cách để “lên dây cót” tinh thần trong thời điểm đầu năm học

    6 cách để “lên dây cót” tinh thần trong thời điểm đầu năm học

  • Mấy lời khuyên sinh viên y khoa

    Mấy lời khuyên sinh viên y khoa

  • Đôi dòng về chuyên ngành y khoa (của một sinh viên y đang trước ngưỡng chọn chuyên ngành)

    Đôi dòng về chuyên ngành y khoa (của một sinh viên y đang trước ngưỡng chọn chuyên ngành)

  • Những sinh viên Việt có tiếng tại Harvard

    Những sinh viên Việt có tiếng tại Harvard

  •  Trường Cao đẳng Y tế Phú Thọ không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo

    Trường Cao đẳng Y tế Phú Thọ không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo

Bộ sưu tập
239564
  • Tài liệu số: 2071
  • Tổng lượt truy cập: 239564
  • Hôm nay: 5
  • Hôm qua: 139
  • Tuần này: 228
  • Tuần trước: 148
  • Tháng này: 586
  • Tháng trước: 1168

Lịch phục vụ

Tin Trung tâm TTTV

Những thư viện độc đáo trên thế giới

 

 
Xe tăng sách ở Buenos Aires.
 
Đọc sách là nhu cầu của người dân ở khắp nơi trên thế giới, bất chấp tuổi tác và hoàn cảnh. Từ nhận thức cần đưa sách đến tận tay người đọc, đặt nó vào cuộc hành trình và tăng giá trị cho mỗi cuốn sách bằng cách để ngày càng nhiều người có cơ hội được tiếp cận với sách, nhiều ý tưởng vô cùng độc đáo và thực tiễn đã ra đời.
Thuyền sách
Thuyền sách là sự kết hợp hai niềm đam mê lớn trong đời của nhà báo Muhammad Ridwan Alimuddin, khi anh quyết định tạo nên một thư viện di động để mang sách tới những làng chài xa xôi và những đảo nhỏ ở miền nam, trung và tây Sulawesi, Indonesia, nơi người dân có tỷ lệ biết chữ rất thấp và hầu như không biết đến niềm vui đọc sách. Sử dụng một chiếc thuyền nhỏ truyền thống, từ năm 2015 anh đã mang những cuốn sách hấp dẫn và đầy màu sắc từ thư viện có hơn 4.000 đầu sách của mình, lan tỏa niềm vui khám phá con chữ trong những cộng đồng xa xôi. Thư viện này hầu hết được gây dựng dựa trên tiền đóng góp từ các doanh nghiệp, bạn bè và những người ủng hộ biết đến hoạt động của anh trên mạng xã hội. Anh cũng lập một thư viện tại nhà ở làng Pambusuang ở bờ biển Tây Sulawesi thu hút sinh viên, học sinh từ các trường quanh vùng cũng như vô số trẻ em trong làng. Trên đất liền, anh dùng xe máy, xe kéo và một xe mô-tô để đưa sách tới những làng miền núi xa xôi cách biệt. “Khi bạn nhìn một đứa trẻ cười và mở một cuốn sách, mọi vấn đề riêng của bạn đều như tan biến”, anh nói.
Thư viện trong khoang chở hàng
BiebBus vốn là một công-ten-nơ chở hàng được chuyển đổi thành một không gian thư viện hấp dẫn cho lũ trẻ và tận dụng được gấp đôi kích cỡ của nó. Thư viện gồm hai phòng chồng lên nhau, tầng dưới là những giá sách với khoảng 7.000 đầu truyện thiếu nhi, và bốn cổng máy tính, tầng trên là phòng đọc và khu vực chơi, có diện tích tổng cộng 52 m2 và có thể chứa 30-45 trẻ. Được thiết kế để trợ giúp các trường học ở Hà Lan thiếu quỹ hay không gian cho thư viện, BiebBus đến các trường và để bọn trẻ đọc sách hay vui chơi trong xe. Theo truyền thống, những thư viện di động như vậy sẽ đỗ tại các trường học cho bọn trẻ cơ hội tìm đọc sách. Nhưng bởi những con đường cổ của Hà Lan giờ trở nên quá hẹp, ý tưởng thư viện hai tầng này đã đến với kiến trúc sư Jord den Hollander. Sàn nhà trong suốt giúp ánh sáng thông xuống phần dưới của thư viện và người lớn có thể để mắt tới bọn trẻ vui chơi ở tầng trên. Những cửa sổ tròn lớn và những ghế lười êm ái là chỗ lý tưởng để ngồi đọc sách.
Thư viện trong bốt điện thoại cũ
Người dân trong vùng từ mấy năm nay đã quen tới bốt điện thoại công cộng cũ ở góc đường Lewisham để... tìm sách. Đây là thư viện công cộng nhỏ nhất ở London nhưng lại tạo ra lợi ích lớn cho cộng đồng. Ý tưởng này bắt đầu từ năm 2014, khi anh Sebastian Handley mua lại một bốt điện thoại đỏ đặc trưng của Anh không còn sử dụng nữa với giá 1 bảng, sau đó đầu tư thêm 500 bảng để tân trang, làm các giá và đặt sách vào trong đó. Ban đầu thư viện có khoảng 200 cuốn sách hầu hết do mọi người hiến tặng. Mọi người đến đó có thể tự do lấy cuốn sách mình thích, hay để lại những cuốn sách không cần dùng nữa. Đây không phải lần đầu tiên một bốt điện thoại cũ được chuyển đổi mục đích sử dụng, nhưng đây là tủ sách bốt điện thoại đầu tiên và duy nhất ở London và người dân rất thích thú. Vì thế sau khi Sebastian chuyển nhà tới nơi khác thì dự án vẫn tiếp tục thực hiện.
Dự án này đã nhận giải thưởng Point of Light (Điểm sáng) từ chính phủ Anh vào Ngày sách thế giới 5-3-2015 - giải thưởng dành cho những người tình nguyện với những ý tưởng sáng tạo vì cộng đồng. Sebastian nói: Niềm vui lớn nhất của anh là khi đứng trên hè phố và thấy ai đó đi vào bốt điện thoại cũ đặt thêm một cuốn sách vào hay lấy đi một cuốn sách.


Rừng sách ở Berlin.
Thư viện trong thân cây
Những cây sách được dựng trên đường Prenzlauer Berg ở Berlin là tủ sách công cộng đầu tiên ở Berlin, nơi những cuốn sách trên hành trình đến với những người cần chúng. Tủ sách đặc biệt này được làm từ năm thân cây to gắn với nhau bắt chước một lùm cây trong rừng, thậm chí lớp vỏ thô vẫn được giữ nguyên. Có khoảng ba bốn hộp gỗ đặt vào mỗi thân cây để đựng sách, được bảo vệ bằng tấm chắn nhựa. Tủ sách đặc biệt này có thể đựng tới 100 cuốn các loại từ tiểu thuyết, sách lịch sử tới sách dành cho trẻ em bằng tiếng Anh và tiếng Đức. Chương trình này được gọi là Bucherwald - Rừng sách do tổ chức BauFachFrau lập nên, nằm trong trào lưu các hoạt động của câu lạc bộ trao đổi sách BookCrossing với sứ mệnh kết nối mọi người qua sách, họ đã mang sách miễn phí tới những nơi công cộng trên khắp thế giới. Người dân sống quanh đó mang sách cũ tới đổi sách mới, hay chỉ đơn giản đặt vào đó những cuốn sách họ không cần nữa... Được thành lập năm 2006 với ý định chỉ hoạt động tới 2008 nhưng ý tưởng này được yêu thích tới mức vẫn được sử dụng rộng rãi ngày nay.
Thư viện trên lưng lừa
Biblioburro - thư viện nhỏ của Luis Soriano với hơn 100 đầu sách ngất nghểu trên lưng hai chú lừa Alfa và Beto từ hơn 10 năm nay trở thành hình ảnh quen thuộc với người dân ở các làng vùng nông thôn miền núi thuộc bang Magdalena, Colombia. Vốn là giáo viên tiểu học, ông nhận thấy bọn trẻ gặp nhiều khó khăn trong việc học hành cũng như làm bài tập bởi đời sống nghèo nàn, lạc hậu ở những vùng nông thôn hẻo lánh, nên quyết định mang sách tới cho chúng. Ông thường tới khoảng 15 làng mỗi lần và mất từ năm tới tám tiếng ngồi trên lưng lừa. Ở mỗi làng có hàng chục đứa trẻ đã chờ đợi để được đọc sách hay giúp làm bài tập. Từ khi bắt đầu chương trình đến nay đã có hàng nghìn đứa trẻ được hưởng lợi. Nhiều người lớn cũng tham gia học đọc, học viết và đọc sách. Bên cạnh đó, ông và vợ cũng xây dựng một thư viện miễn phí lớn nhất ở Magdalena gần nhà với 4.200 cuốn sách hầu hết là được hiến tặng. Ông hy vọng mọi người hiểu được sức mạnh của việc đọc và cộng đồng những người dân nghèo vùng xa xôi có thể cải thiện tri thức và điều kiện kinh tế từ việc tiếp cận với sách và những ý tưởng đa dạng qua sách.
"Xe tăng" sách
Với cái tên hấp dẫn “Vũ khí hướng dẫn hàng loạt”, chiếc xe tăng sách này là một thư viện di động cung cấp sách miễn phí trên đường phố Buenos Aires, Argentina. Người tạo tên chiếc xe này - ông Raul Lemesoff đã dùng khung của một chiếc Ford Falcon cũ để tạo nên một thư viện di động trông giống hệt một chiếc xe tăng. Điều quan trọng là những cuốn sách không chỉ được xếp trong thân xe mà còn được đặt vào bộ khung kim loại - được xem như những hộp đựng sách vậy. Thư viện được bổ sung nguồn sách từ đóng góp cá nhân tự nguyện hiện có khoảng 900 cuốn sách đủ các thể loại. Người lái xe sẽ dừng lại trên phố khi có ai đó hỏi mượn sách.
 
 
Nguồn tin:nhandan.com.vn